Vào thời tiết khắc nghiệt của mùa hè, không ít các shop hoa tươi phải trăn trở về cách chăm sóc hoa hồng sao cho hoa tươi lâu và đẹp nhất. Hãy để Shop Hoa Tươi Sunny mách bạn các cách chăm sóc hoa hồng vào mùa hè trong bài viết sau nhé!
>>>> Xem thêm: 102+ Mẫu Hoa Bó Đẹp Tặng Người Bạn Yêu Thương chỉ 200K
1. Cung cấp nước cho hoa hồng đúng cách
Khi chăm sóc hoa hồng vào mùa hè, hầu hết các shop hoa tươi đều có nỗi lo về việc làm thế nào để giữ cho hoa hồng luôn tươi tốt và phát triển khỏe mạnh. Vậy bạn hãy lưu ý đến các vấn đề sau về cách tưới nước để tránh tình trạng cây bị thiếu nước dẫn đến héo rũ.
1.1. Cách tưới nước đúng
Khi tưới nước cho hoa hồng, hãy bắt đầu bằng cách tưới nước đều vào các khu vực đất xung quanh gốc cây giúp làm ẩm bề mặt đất. Sau đó mới tưới thật đẫm nước vào gốc cây để đảm bảo cây nhận đủ lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý hạn chế tưới nước lên lá và hoa của cây, đặc biệt là vào buổi trưa nắng nóng, để tránh nguy cơ cháy lá và cháy hoa.
1.2. Thời điểm tưới nước hợp lý và lý do
Các shop nên tưới nước cho cây hoa hồng 2 lần một ngày vào các thời điểm sáng sớm và chiều mát. Buổi sáng có thể tưới nước từ 5h30 và kết thúc trước 10h. Buổi chiều thì tưới nước từ 16h30 và kết thúc lúc 19h.
Chú ý tuyệt đối không tưới vào buổi trưa vì nhiệt độ của ánh nắng mặt trời lúc này có thể làm nước bốc hơi nhanh và tăng nguy cơ làm cháy lá và hoa của cây. Đây cũng là bí quyết chăm sóc mà các shop hoa áp dụng để có thể tạo ra những bó hoa chúc mừng đẹp giá rẻ tươi thắm.
2. Cắt tỉa cho hoa hồng thích ứng với ngày nóng
Các shop hoa tươi nên cắt tỉa các cành hoa đã khô héo, điều này giúp kích thích sự phát triển của cây hoa hồng cũng như ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật. Việc cắt tỉa hoa hồng hợp lý sẽ giúp hoa giữ nước lâu hơn và khi cắm hoa có thể tươi lâu hơn, tạo thành những bó bông hồng đẹp.
Tuy nhiên các shop hoa cũng không nên cắt tỉa quá nhiều. Vì vào mùa hè, cây cần nhiều lá để thực hiện quá trình thoát hơi nước và điều chỉnh nhiệt độ của cây.
>>>> Xem thêm: Ý Nghĩa Của Hoa Hồng Đỏ Trong Tình Yêu Và Cuộc Sống
3. Cho hoa hồng tắm nắng vừa đủ
Để chăm sóc hoa hồng phát triển khỏe mạnh, các shop hoa hãy duy trì việc cung cấp ánh sáng mặt trời cho hoa hồng. Mỗi ngày, cây hoa hồng cần ít nhất 6-8 giờ dưới ánh sáng mặt trời để cung cấp năng lượng thực hiện quá trình quang hợp.
Cần tránh sử dụng máy lạnh quá lâu ở khu vực chăm sóc hoa, điều này có thể làm giảm độ ẩm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Thay vào đó, hãy để hoa hồng tắm nắng tự nhiên, giúp các bông hoa tươi lâu hơn. Đây là cách chăm sóc mà các shop hoa áp dụng để cho ra các mẫu giỏ hoa đẹp với hoa hồng.
4. Bón phân cho hoa hồng vào ngày hè nóng bức
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng vào ngày hè nắng nóng, các shop hoa cần điều chỉnh việc bón phân các chậu hoa sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng giai đoạn phát triển.
4.1. Bón phân gốc của hoa hồng
Đối với chậu hoa hồng đang trong tình trạng khỏe mạnh, sử dụng phân bón gốc dạng NPK sẽ cung cấp đủ dưỡng chất và hỗ trợ sự hình thành của rễ và hoa. Cách bón phân chậu hoa hồng là rải phân bón xung quanh gốc cây và dùng cào trộn phân vào bề mặt đất giúp phân bón dễ hòa tan và rễ cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
4.2. Bón phân lá của hoa hồng
Phương pháp hiệu quả để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây hoa hồng là sử dụng phân bón hữu cơ có dạng dung dịch như Dịch chuối Humic. Cách phun là phun đều dung dịch lên mặt trên và dưới của lá cây đảm bảo cây hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
5. Thời gian và nguyên tắc vàng khi sử dụng phân bón
5.1. Thời gian sử dụng phân bón
Tần suất và lượng phân bón hợp lý cho hoa hồng vào mùa hè vẫn cần tuân theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho cây.
Các shop hoa có thể bón phân kết hợp phun lá giúp đảm bảo cây nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Thời điểm bón phân lý tưởng cho cây là vào buổi chiều mát từ khoảng 16h đến 17h.
5.2. Nguyên tắc vàng khi sử dụng phân bón
4 trường hợp sau đây là thời điểm cây cần nhiều dinh dưỡng: cây vàng yếu, cây trước khi nảy chồi, cây đang đẩy nụ và cây sau mùa hoa nở.
4 trường hợp nên giảm bớt lượng phân bón cho cây: cây khỏe mạnh, cây nảy mầm và chồi, cây nở hoa và vào mùa mưa.
4 trường hợp không nên dùng phân bón: cây cao vỏng, khi mới trồng, nắng nóng nhiều và cây đang nghỉ.
3 lỗi tuyệt đối không được để mắc phải: phân bón đặc, bón vào trưa hè và phân bón dính rễ.
6. Chú ý đến côn trùng và bệnh thường gặp của hoa hồng
Khi chăm sóc hoa hồng trong nhà vào mùa hè, các shop hoa cần lưu ý đến các bệnh thường gặp của cây và cách xử lý trường hợp hoa hồng mất rễ hay bị bệnh do các loại côn trùng.
6.1 Bệnh đốm đen
- Nguyên nhân
Bệnh đốm đen do vi nấm Diplocarpon Rosae gây ra, chúng thường xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều và độ ẩm tăng cao. Giá thể trồng cây bị nhiễm bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm cho cây mới trồng. Ngoài ra, bệnh đốm đen cũng có thể đến từ chế độ bón phân không hợp lý, vệ sinh kém hoặc mật độ cây trồng quá dày.
- Dấu hiệu
Bệnh đốm đen ban đầu sẽ xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu đen trên lá cây sau đó phát triển thành các vệt đen đủ hình dạng.
Các lá cây bị nhiễm bệnh sẽ dần chuyển sang màu vàng và khô héo. Lá cây rụng hết sẽ khiến cây suy yếu và chết đi.
- Biện pháp xử lý
- Ngay lập tức ngắt bỏ các bộ phận cây đã bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan của vi nấm.
- Pha 1 muỗng baking soda với 1 muỗng nước rửa chén và 1 lít nước ấm rồi xịt lên cây bị bệnh.
- Sử dụng các chế phẩm trị bệnh đốm đen trên cây hoa hồng tại các cửa hàng chuyên bán thuốc trị bệnh cây cảnh.
6.2. Bệnh vàng lá
- Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá ở cây hoa hồng như:
- Lượng nước tưới không đủ, chu kỳ tưới không đều
- Rễ bị tác động mạnh do sơ suất trong quá trình vận chuyển, đào xới đất trong lúc thay chậu,…
- Cây bị thiếu nắng, không nhận đủ năng lượng từ ánh nắng mặt trời để cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Thời tiết chuyển biến thất thường khiến cây không kịp thích ứng.
- Cây phát triển nhiều mầm non mới, lá già tự vàng và rụng bớt để tập trung dinh dưỡng nuôi lá non.
- Cây bị thiếu vi lượng, không đủ khả năng tạo chất diệp lục nên lá bị vàng, không có màu xanh đậm đặc trưng.
- Lượng Trichoderma bón cho cây quá nhiều dẫn đến việc cạnh tranh oxy giữa rễ cây và chủng nấm này.
- Cây bị úng nước do tưới quá nhiều, ngập nước lâu ngày, đất bị nén chặt gây bí khí,…
- Bón phân không đúng hàm lượng, cây bị ngộ độc phân bón.
- Xuất hiện nhện đỏ cư trú trên cây.
- Vàng lá do một số chủng vi khuẩn gây ra, làm xuất hiện các đốm đen lan to dần, lâu ngày làn lá ngả màu vàng.
- Tuyến trùng xâm nhập làm thối rễ. Sâu bọ đục trên thân cây.
- Dấu hiệu
Giống như tên của bệnh, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng rồi khô héo như bị cháy nắng rồi sau đó rụng dần chỉ còn vài lá ở phần ngọn.
- Biện pháp xử lý
Tùy từng nguyên nhân gây bệnh trước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau:
- Tưới nước với liều lượng phù hợp cho cây
- Thực hiện làm tơi xốp đất cho cây định kỳ
- Đọc kỹ hướng dẫn và thực hiện bón phân với các loại vi lượng đúng thời điểm và định lượng. Tránh lạm dụng phân bón.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường trồng cây đảm bảo đủ sạch sẽ, thoáng khí
- Cắt bỏ các cành cây có dấu hiệu hư hỏng do sâu bọ
- Sử dụng các chế phẩm phục hồi nếu cây đang trong tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng
- Phun các loại chế phẩm tiêu diệt nấm và côn trùng gây hại cho cây
6.3. Bệnh sương mai
- Nguyên nhân
Bệnh sương mai ở cây hoa hồng là do nấm Peronospora Sparsa gây ra. Nấm này phát triển mạnh mẽ khi gặp thời tiết ẩm cùng nhiệt độ mát mẻ.
Vì thế, thời tiết vào độ cuối đông – đầu xuân, hoặc những ngày hè có mưa nhiều chính là điều kiện thích hợp để loại nấm này sinh sôi và phát triển, gây nên bệnh sương mai.
- Dấu hiệu
Cây hoa hồng bị bệnh sương mai sẽ xuất hiện các đốm mốc như sương. Lá hoa hồng sẽ cong lại, mặt lá hình thành các đốm nhỏ màu vàng nhạt hoặc xám. Các đốm này lâu ngày sẽ hình thành nên các đốm bông dày, gây hoại tử lá và rụng lá nhanh chóng.
- Biện pháp xử lý
Để điều trị bệnh sương mai trên cây hoa hồng, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị chuyên dùng để xử lý loại nấm Peronospora Sparsa. Một số loại thuốc như hoạt chất Trifloxystrobin, hoạt chất Azoxystrobin, hoạt chất Fosetyl-Al,…
6.4. Bệnh phấn trắng
● Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên các cây hoa hồng đến từ một loại vi nấm có tên là Sphaerotheca pannosa var. Chủng nấm này sẽ ăn sâu vào lớp biểu bì của cây khiến cây không thể thực hiện quá trình trao đổi chất.
- Dấu hiệu
Khi cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:
- Có một lớp như bột phấn màu trắng trên hai mặt lá cây rồi lan dần trên cả nụ hoa và chồi non.
- Lá cây hoa hồng bị phủ bột trắng này sẽ dần quăn queo, méo mó và đổi sang màu vàng, đỏ, rồi tím. Sau đó là rụng dần toàn bộ lá.
- Khi phấn trắng phát triển đến hoa và chồi non, chúng sẽ bám ở đó và làm cho cuống hoa, đài hoa trở nên dày và thô cứng. Hoa nở ra nhỏ, không đều và nhanh chóng bị già đi. Một số trường hợp hoa không thể nở, không đậu nụ.
- Biện pháp xử lý
Để khắc phục tình trạng bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng, bạn có thể thử một trong các phương pháp sau:
- Dùng hỗn hợp gồm 2 – 4ml nước rửa chén, 1 – 2ml rượu trắng và pha loãng với 2 lít nước sạch phun lên cây bị bệnh. Nên phun từ 1 – 2 lần/tuần tuỳ vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh.
- Trộn 1 hũ sữa chua không đường với 1ml dầu ăn và 2 lít nước sạch. Tiến hành phun hỗn hợp này lên cây bị bệnh vào buổi sớm hoặc chiều mát, tránh phun lúc trời nắng gắt.
- Trộn đều hỗn hợp gồm 1 muỗng baking soda và 1ml nước rửa chén. Sau đó pha loãng với 3 lít nước sạch, lắc đều và phun cho cây bị bệnh.
- Nếu như những cách trên không cho hiệu quả, hoặc cây hoa hồng đã trở bệnh nặng. Bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng.
6.5. Cây hoa hồng bị mất rễ
- Nguyên nhân:
Cây có thể gặp tình trạng tổn thương rễ do tác động của môi trường hoặc trong quá trình vận chuyển rễ bị tác động mạnh.
- Dấu hiệu:
Khi cây mất rễ, lá cây sẽ nhanh chóng khô héo và rụng đi. Dẫn đến cây phát triển chậm hơn bình thường. Mất rễ nên đất trong chậu cây luôn ẩm ướt và có dấu hiệu úng nước.
- Biện pháp xử lý:
- Thay đất mới tơi xốp, thoát nước tốt và có đủ dinh dưỡng cho cây.
- Tưới nước đúng cách, để đất khô trên bề mặt trước khi tưới thêm. Tránh tưới quá nhiều.
- Sử dụng các loại thuốc kích rễ có uy tín, chất lượng tốt.
6.6. Bệnh do côn trùng
Một số loại côn trùng gây bệnh cho cây hoa hồng gồm rệp vảy, nhện đỏ, bọ trĩ hoặc sâu bướm.
- Dấu hiệu:
Các dấu hiệu bệnh do côn trùng có thể nhận thấy dễ dàng như lá bị héo, có đốm hoặc bị biến dạng. Hoa bị hư hỏng, có dấu hiệu chảy nhựa hoặc các vết thương trên hoa và cành
- Biện pháp xử lý:
- Sử dụng nước xà phòng nhẹ để rửa sạch côn trùng khỏi lá và cành.
- Sử dụng thuốc diệt côn trùng.
- Loại bỏ các lá, hoa hoặc cành bị bệnh để giảm nguy cơ lây lan bệnh tật. Thực hiện dọn dẹp khu vực xung quanh cây để loại bỏ nguồn gây hại tiềm tàng.
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa như đặt bẫy côn trùng, đảm bảo không khí lưu thông tốt và theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề.
Bạn đã theo dõi hết bài viết về cách chăm sóc hoa hồng vào mùa hè nắng nóng cho shop hoa tươi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các shop chăm sóc tốt những bông hoa hồng của mình. Nếu thấy các thông tin trên hữu ích, đừng quên bấm theo dõi Shop Hoa Tươi Sunny để cập nhật thêm nhiều cách chăm sóc cây và hoa tươi khác nhé!
Tôi là Hoàng Thị Hải Giang là tác giả chuyên viết bài trên www.dienhoatuoi24h.net. Tôi có 15+ năm kinh nghiệm về tìm hiểu các loài hoa và bán hoa… Với kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ thông qua các bài viết hy vọng mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.